Quy định về an toàn lao động trong xây dựng, công tác an toàn trong xây dựng
An toàn lao động trong xây dựng luôn là điều được ưu tiên hàng đầu. Đây là trách nhiệm của cả nhà thầu, người lao động và chủ đầu tư xây dựng. Đảm bảo an toàn lao động sẽ hạn chế tối đa sự cố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, tài sản và trang thiết bị xây dựng.
Quy định về an toàn lao động trong xây dựng
Các quy định về an toàn lao động trong xây dựng đã được nêu rõ trong Luật xây dựng 2013 và Thông tư 04/2017-TT-BXD. Trong đó, các đối tượng tham gia thi công công trình được quy định các trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động của nhà thầu trong quá trình thi công.
- Kiểm tra và giám sát quá trình thi công cũng như các công tác đảm bảo an toàn lao động do nhà thầu thực hiện.
- Phân công, thông báo cho người có năng lực và chịu trách nhiệm giám sát.
- Nếu có các sự cố vi phạm quy định an toàn lao động, quá trình thi công sẽ bị tạm dừng hoặc đình chỉ.
- Phối hợp với nhà thầu để thực hiện an toàn lao động, giải quyết sự cố và khắc phục các vấn đề.
- Sự cố liên quan đến an toàn lao động phải được chỉ đạo báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp ký kết hợp đồng tổng thầu bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, chủ đầu tư có quyền chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng.
- Chủ đầu tư có thể chịu trách nhiệm quản lý an toàn lao động tại công trường xây dựng thông qua tổng thầu. Kiểm tra, giám sát và thực hiện các quy định về quản lý an toàn lao động là trách nhiệm của chủ đầu tư.
- Tổng thầu sẽ quản lý an toàn lao động theo thỏa thuận với chủ đầu tư.
Trách nhiệm của nhà thầu
- Đề xuất áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, máy móc, tài sản và toàn bộ công trình.
- Theo Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, chủ thầu được yêu cầu thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng.
- Kiểm soát các quy trình quản lý an toàn lao động trong xây dựng.
- Lập kế hoạch thi công riêng cho các nhiệm vụ đặc biệt có nguy cơ mất an toàn lao động cao.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động, tạm dừng thi công và áp dụng biện pháp khắc phục.
- Kết quả quản lý an toàn lao động xây dựng phải được báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền.
Xem thêm: Đo nồng độ cồn với người lao động trên các công trình khí như thế nào?
Trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động
- Đội quản lý an toàn thực hiện theo kế hoạch của chủ đầu tư.
- Hướng dẫn người lao động về biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.
- Yêu cầu và quản lý số lượng người lao động thực hiện các biện pháp an toàn.
- Áp dụng biện pháp an toàn và xử lý kịp thời các vi phạm an toàn lao động.
- Khi phát hiện sự cố, tạm dừng thi công.
- Đình chỉ người lao động vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định an toàn trong xây dựng.
- Chủ động hỗ trợ, khắc phục sự cố và tai nạn lao động.
Trách nhiệm của người lao động
- Chấp hành các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn trong nơi làm việc.
- Tuân thủ pháp luật, biết cách sử dụng phương tiện, thiết bị an toàn và vệ sinh trong khi thực hiện công việc.
- Tham gia huấn luyện an toàn trước khi nhận công việc là điều bắt buộc.
- Ngăn chặn, giải quyết các vấn đề, nguy cơ, an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc và các hành vi vi phạm, vi phạm quy định tại nơi làm việc.
- Báo cáo nhanh chóng cho người có trách nhiệm và thẩm quyền khi phát hiện tai nạn, sự cố hoặc tai nạn lao động.
- Ứng cứu, khắc phục tai nạn và sự cố xảy ra.
- Khi phát hiện ra môi trường làm việc không đảm bảo an toàn cho nhân viên có thể từ chối làm việc và báo cáo lên người giám sát.
- Chỉ thực hiện công việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động sau khi được tập huấn theo quy định.
Các biện pháp, công tác đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng
Các biện pháp áp dụng phải được lập kế hoạch và thiết kế theo quy chuẩn chung để đảm bảo an toàn cho trong quá trình thi công xây dựng. Kỹ sư giám sát và toàn bộ nhân viên đều cần phải tuân thủ.
Đối với đơn vị thi công
- Lập ban chỉ huy và giám sát đủ năng lực ở từng cấp công trình.
- Tổ chức bộ phận an toàn hoặc cá nhân chịu trách nhiệm giám sát an toàn xây dựng có kinh nghiệm và hiểu biết về quy tắc an toàn lao động trong xây dựng
- Cần thành lập ban an toàn chung cho công trình có nhiều nhà thầu.
Đối với người lao động
- Đảm bảo độ tuổi, chứng nhận sức khỏe và giấy tờ khám hàng năm đạt điều kiện để tham gia lao động.
- Được đào tạo đầy đủ về an toàn và vệ sinh lao động.
- Trang bị đầy đủ thiết bị và trang phục bảo vệ an toàn theo quy định của ngành.
Khu vực thi công
Công trường xây dựng phải gọn gàng và hạn chế các yếu tố nguy hiểm. Đảm bảo khu vực thi công được dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng và tránh các vật nhọn, thiết bị dụng cụ không cần thiết và ổ cắm điện không đảm bảo chất lượng.
Ở nơi nhiều người qua lại cần đặt biển báo và quy định an toàn lao động ở khu vực dễ thấy. Ở những nơi có nguy cơ cao, cần có người đứng nhắc nhở và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ để giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn cho nhân viên và người dân xung quanh.
Thiết bị máy móc hỗ trợ
Người lao động cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân, bao gồm quần áo, mũ, găng tay, giày và các thiết bị khác liên quan. Người sử dụng tự giác chịu trách nhiệm bảo quản đồ được giao.
Ví dụ: Ngoài các đồ bảo hộ như trang phục thì đối với một số công việc như đào hầm, xây đường, làm đường cống thoát nước... sẽ được trang bị thêm máy đo dò khí độc để đảm bảo an toàn.
Thiết bị và máy móc phục vụ quá trình thi công phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Theo đó, tất cả phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo an toàn lao động. Để giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, cần áp dụng các biện pháp đảm bảo và đảm bảo rằng máy móc và thiết bị vận hành theo đúng tiêu chuẩn.
Đặc biệt, người lao động Việt Nam thường thích "nhậu" sau ca làm việc, ban quản lý an toàn cần phải đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề không được uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích trong công trường. Để tránh các sự cố không đáng có, người kiểm soát an toàn nên sử dụng máy đo nồng độ cồn để kiểm tra định kỳ và bật chợt đối với các tổ thi công.
Lên trước kế hoạch khắc phục tai nạn, sự cố
Trong ngành xây dựng, có nhiều khả năng xảy ra tai nạn nên để đảm bảo an toàn cho công nhân, các chủ đầu tư cần dự trù và đưa ra nhanh chóng các biện pháp khắc phục sự cố. Đồng thời giảm thiệt hại cho cả cá nhân và tài sản, đồng thời bảo vệ danh tiếng của công ty.
Trong xây dựng, phải tuân thủ các quy định an toàn lao động. Việc này quyết định đến chất lượng của mọi công trình và không gây ra các thiệt hại đến người tham gia thi công, máy móc và thiết bị sử dụng. Hy vọng với bài viết này, butkythuatso.com đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn