0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học

Admin 2 năm trước 364 lượt xem

    Là một sản phẩm chuyên dụng trong các phòng thí nghiệm, kính hiển vi giúp chúng ta quan sát những mẫu vật cho kính thước nhỏ mà mắt thường khó có thể trông thấy được. Trong những năm gần đây, các dòng kính được thay đổi liên tục nhằm thỏa mãn nhu cầu làm việc của mỗi người. Do đó mà cấu tạo cũng như cách sử dụng từng loại kính vì thế mà cũng khác nhau!

    Cấu tạo của kính hiển vi

    Về thiết kế, nó được tạo thành bởi 4 bộ phận chính gồm: Giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh. Dưới đây là chi tiết từng bộ phận, bạn cần nắm được để có thể vận hành, sử dụng nó tốt nhất.

    Cấu tạo kính hiển vi

    Cấu tạo kính hiển vi

    Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

    Hệ thống phóng đại:

    • Thị kính: bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
    • Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.

    Hệ thống chiếu sáng:

    • Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
    • Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
    • Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

    Hệ thống chiếu sáng của kính hiển vi soi nổi

    Hệ thống chiếu sáng của kính hiển vi soi nổi

    Hệ thống điều chỉnh:

    • Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
    • Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
    • Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
    • Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
    • Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
    • Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).

    Có thể bạn quan tâm:

    Cách sử dụng kính hiển vi

    Để thực hiện thao tác với kính hiển vi chính xác, an toàn nhất, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

    • Bước 1: Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100. Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp. Điều chỉnh ánh sáng. Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.  Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
    • Bước 2: Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).  Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường. Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
    • Bước 3: Thao tác với mẫu: sửa chữa, quan sát,... Ghi chú lại nếu cần thiết.
    • Bước 4: Sau khi sử dụng xong, ngắt nguồn điện, vệ sinh kính.

    Sử dụng kính hiển vi trong kiểm tra, sửa chữa đồ điện tử

    Sử dụng kính hiển vi trong kiểm tra, sửa chữa đồ điện tử

    Cách bảo quản kính hiển vi

    Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng là điều nên làm, nó giúp chất lượng của kính khi vận hành ở những lần sau được đảm bảo hơn. Bạn cần thực hiện theo dướng dẫn dưới đây:

    • Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.
    • Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
    • Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

    Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học, đây chính là một thiết bị hỗ trợ quan sát không thể thiếu được của thợ kỹ thuật, các nhà khoa học khi tìm hiểu, thao tác với các mẫu có kích thước cực nhỏ. Nếu bạn cần tư vấn về sản phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0986568014 - 0902148147.

    364 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn