Hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo độ cứng đơn giản, chính xác
Độ chính xác của kết quả đo độ cứng là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Để đảm bảo máy đo độ cứng hoạt động ổn định và chính xác nhất, việc hiệu chuẩn định kỳ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, butkythuatso.com sẽ hướng dẫn chi tiết cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng đơn giản, bạn có thể tham khảo!
Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ cứng?
Máy đo độ cứng hay bất kỳ công cụ nào đều sẽ gặp tình trạng hao mòn, sai số lớn sau một thời gian sử dụng. Việc hiệu chuẩn máy trước khi đo sẽ giúp loại bỏ các sai số này, đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Ngoài ra, đây cũng là giải pháp giúp kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật máy đang gặp phải. Từ đó kéo dài tuổi thọ cũng như hạn chế tình trạng hư hỏng, cháy nổ,...
Việc hiệu chuẩn máy đo độ cứng cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu độ cứng không chính xác có thể dẫn tới việc lựa chọn vật liệu không phù hợp, gây ra các vấn đề về chất lượng không mong muốn như: bị biến dạng, gãy vỡ, mài mòn,...
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng đơn giản
Dưới đây, butkythuatso.com sẽ chia sẻ cách hiệu chuẩn đối với một số loại máy đo độ cứng thông dụng như: máy đo độ cứng Rockwell, máy đo độ cứng Vicker,... Mời bạn tham khảo!
Bước 1. Kiểm tra bên ngoài
Trước khi tiến hành rà soát, kiểm tra và hiệu chỉnh các bộ phận bên trong, bạn cần đánh giá ngoại quan dựa trên các tiêu chí:
-
Máy ghi nhãn hiệu, số máy, loại máy, nhà sản xuất rõ ràng.
-
Máy đo độ cứng vẫn còn đủ các bộ phận và phụ kiện.
-
Màn hình hiển thị giá trị độ cứng hoặc mặt số của thang chỉ lực hiển thị rõ ràng, trực quan giúp người dùng dễ dàng theo dõi.
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật
Khi tiến hành hiệu chuẩn máy đo độ cứng, bên cạnh đánh giá ngoại quan, việc kiểm tra kỹ thuật các bộ phận của máy cũng vô cùng quan trọng. Thông thường, bạn cần kiểm tra một số bộ phận như:
-
Trạng thái cân bằng của máy: Sử dụng Nivo để đo độ cân bằng của máy theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng, đảm bảo chênh lệch không quá 1mm.
-
Bộ phận tạo lực: Đảm bảo lực được tạo ra một cách đều đặn, liên tục, không biến động đột ngột.
-
Bàn đặt mẫu thử và bộ phận nâng hạ bàn: Máy đo độ cứng cho kết quả chính xác nhất khi độ không bằng không quá 0,1 mm/100 mm. Khi nâng hạ hay dịch chuyển bàn không bị giật cục.
-
Bộ phận đo độ cứng: Cần kiểm tra máy có trong trạng thái ổn định, không bị nhảy bước trong suốt quá trình đo.
-
Bộ phận gá kẹp mẫu thử: Gá kẹp phải được giữ chặt trên bàn mẫu trong suốt quá trình đo.
-
Mũi đo: Kiểm tra mũi đo có bị mòn, biến dạng, hoặc có các vết nứt không. Đảm bảo mũi đo phù hợp với loại vật liệu và thang đo đang sử dụng
Bước 3. Kiểm tra đo lường
Kiểm tra đo lường là bước cuối cùng trong quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng. Xong, thao tác này đóng vai trò quan trọng đảm bảo kết quả của máy luôn chính xác và đáng tin cậy.
Cụ thể, bạn tiến hành kiểm tra tất cả các mức lực, mỗi mức 3 lần từ nhỏ đến lớn. Riêng với máy đo độ cứng Rockwell cần kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng.
Ngoài ra, để tăng độ chính xác, bạn cần kiểm tra độ sai số và tản mạn của giá trị cứng. Trong đó, máy sử dụng 1 thang đo thì dùng thang đo được sử dụng để đánh giá sai số. Với những máy sử dụng 2 thang đo Rockwell Brinell, hoặc Vickers – Brinell thì cần tiến hành với cả 2 phương pháp.
Máy đo độ cứng đảm bảo tiêu chuẩn khi sai số của lực thử nằm trong bảng sau:
Sai số tuyệt đối và tản mạn cho phép lớn nhất của giá trị độ cứng của máy đo độ cứng Rockwell nằm trong bảng sau:
Sai số độ cứng danh nghĩa của đường kính vết lõm hoặc đường chéo vết nén nằm trong bảng:
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng đúng kỹ thuật
- Top 5 máy đo độ cứng nhựa giá rẻ, chất lượng hiện nay
Lưu ý cần biết khi hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Việc hiệu chuẩn máy đo độ cứng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất. Do đó, trong quá trình thực hiện, bạn cần nắm chắc một số lưu ý như sau:
-
Thực hiện theo đúng quy trình, tuân thủ các tiêu chuẩn và có ghi chép đầy đủ các thông số.
-
Đặt máy ở môi trường an toàn, có nhiệt độ ổn định trước 2 giờ trước khi tiến hành hiệu chuẩn.
-
Trục kim của máy đặt vuông góc với mặt phẳng trước khi tiến hành hiệu chuẩn.
-
Lặp lại ít nhất 3 lần trên mỗi mẫu để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.
-
Đào tạo người hiệu chỉnh máy đo độ cứng bàn bản.
-
Sử dụng mẫu đa dạng để đánh giá khả năng hoạt động của máy.
Trên đây là hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo độ cứng đơn giản mà butkythuatso.com muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin hữu ích, bạn hãy liên hệ tới hotline HN: 0904 810 817 - TP HCM: 0979 244 335 hoặc truy cập website maydochuyendung.com - thbvietnam.com để được nhân viên tư vấn cụ thể.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn