0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng đúng kỹ thuật

butkythuatso.com 19/07/2024 48 lượt xem

    Trong quá trình sản xuất và gia công tạo hình sản phẩm, bước đo độ cứng là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình đánh giá tính chất cũng như chất lượng. Vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng đúng kỹ thuật nhé!

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo độ cứng 

    Để sử dụng máy đo độ cứng chuẩn xác, trước tiên chúng ta cần phải nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của máy đo độ cứng.

    Về cấu tạo máy đo độ cứng:

    Thiết bị gồm 4 bộ phận chính: đầu dò, đồng hồ đo, thân máy và màn hình hiển thị.

    • Đầu dò: Đầu dò có chức năng tạo ra vết xước nhỏ trên bề mặt vật liệu cần đo độ cứng. Độ cứng của đầu dò luôn đảm bảo cứng hơn độ cứng của mẫu đo.
    • Đồng hồ đo: Thông qua đồng hồ chúng ta biết được độ sâu của vết xước mà đầu dò đã tạo ra.
    • Thân máy: Phần thân máy sẽ bao gồm các bộ phận cơ khí và điện tử cần thiết để đảm bảo quá trình đo độ cứng được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác. 
    • Màn hình hiển thị: Màn hình được sử dụng để hiển thị kết quả đo được của đầu dò. Do đó, người sử dụng có thể đọc được các kết quả về độ cứng của vật liệu sau khi quá trình đo hoàn thành.
    Máy đo độ cứng có cấu tạo gồm 4 bộ phận nhất định
    Máy đo độ cứng có cấu tạo gồm 4 bộ phận nhất định

    Về nguyên lý hoạt động:

    Máy đo độ cứng được vận hành theo nguyên lý tạo ra và đo lường vết xước trên bề mặt vật liệu đó. Kết quả đo độ cứng của vật liệu được đánh giá dựa trên độ sâu của vết xước mà máy tạo ra. Độ cứng càng cao thì độ sâu của vết xước càng nhỏ, ngược lại thì độ cứng của vật liệu càng thấp khi độ sâu của vết xước càng lớn.

    Cách sử dụng máy đo độ cứng đúng kỹ thuật

    Tuy khác nhau về chức năng nhưng cơ bản các dòng máy đo độ cứng kim loại, máy đo độ cứng cao su hay độ cứng gỗ... đều cần tuân thủ theo các bước hướng dẫn bên dưới đây:

    • Bước 1: Chuẩn bị

    Đầu tiên chúng ta cần kiểm tra tình trạng hoạt động của máy đo độ cứng để đảm bảo máy hoạt động tốt và không gây gián đoạn trong quá trình đo. Tiếp theo là mẫu đo, mẫu đo cần được đảm bảo sạch sẽ và bề mặt phẳng, không gồ ghề. Cuối cùng là chúng ta cần lựa chọn loại đầu đo phù hợp với vật liệu đo độ cứng.

    • Bước 2: Thiết lập máy

    Sau khi khởi động máy, chúng ta tiến hành cài đặt máy với các thông số phù hợp cho quá trình đo. Tiếp tục là tiến hành cài đặt hướng tác động của máy và lựa chọn vật liệu mong muốn đo. Tiếp theo chúng ta cần phải thiết lập thang đo, việc lựa chọn thang đo này sẽ tùy thuộc vào vật liệu đo mà chúng ta chọn. Cuối cùng, chúng ta sẽ cài số lần đo cho máy để phục vụ cho việc tính giá trị trung bình.

    Thử nghiệm và lựa chọn vật liệu phù hợp với máy đo độ cứng
    Cài đặt đầy đủ thang đo và thông số chuẩn của máy đo độ cứng 
    • Bước 3: Tiến hành đo

    Cần đặt mẫu ở trên một mặt phẳng và đảm bảo mẫu không bị di chuyển trong quá trình đo. Chúng ta tiến hành đặt đầu đo vuông góc với bề mặt của vật liệu cần đo. Tiếp đến chúng ta cần dùng một lực để tác động lên đầu đo và đảm bảo giữ nguyên trong một khoảng thời gian xác định.  Kết quả thu được vết xước trên bề mặt vật liệu và máy sẽ tiến hành đo độ sâu của các vết xước đó. Cuối cùng các giá trị đo được sẽ được hiển thị trên màn hình của máy.

    Lúc này người dùng cần ghi lại kết quả mà máy hiển thị và phân tích các kết quả đo và so sánh các kết quả với tiêu chuẩn hoặc yêu cầu về mặt kỹ thuật để đánh giá chất lượng độ cứng của mẫu đo đó.

    • Bước 4: Vệ sinh và bảo dưỡng máy đo

    Sau khi hoàn thành quá trình đo độ cứng, chúng ta cần phải tiến hành vệ sinh đầu đo sạch sẽ. Máy đo thì người sử dụng cũng cần bảo dưỡng máy định kỳ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt và sử dụng lâu dài.

    Máy đo độ cứng cần được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ
    Máy đo độ cứng cần được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ

    Người sử dụng cần yêu cầu cẩn thận và chuẩn xác trong từng bước đo. Quy trình cụ thể thì sẽ còn tùy thuộc vào từng loại máy với các thiết kế khác nhau. Tuy nhiên các máy vẫn có các bước cơ bản như trên nên chúng ta cần phải áp dụng để có thể nhận được các kết quả phù hợp nhất.

    Xem thêmTop 4 đồng hồ đo độ cứng chính xác và đáng mua nhất

    Lưu ý cần thiết khi sử dụng máy đo độ cứng

    Để có thể sử dụng máy đo độ cứng một cách hiệu quả và chính xác, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

    • Vật liệu mẫu luôn phải đảm bảo sạch sẽ, bề mặt bằng phẳng để đảm bảo đầu đo tiếp xúc tốt nhất. Ngoài ra mẫu đo cũng cần đáp ứng độ dày hợp lý để đầu dò có thể tác động lực khi đo.
    • Đối với loại vật liệu đo khác nhau thì người sử dụng cần phải xác định và đưa ra lựa chọn đầu đo cũng như lực đo phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn máy đo độ cứng phù hợp với từng loại vật liệu khác nhau
    Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng máy đo độ cứng
    Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng máy đo độ cứng

     

    • Trong quá trình tác động lực thì đầu đo luôn ở vị trí vuông góc với bề mặt vật liệu đo, nếu không thì các giá trị nhận được sẽ không đảm bảo độ chính xác.
    • Khi máy trả kết quả đo thì cần phải ghi chép lại ngay lập tức để tránh nhầm lẫn dữ liệu.
    • Điều quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải bảo quản và bảo dưỡng máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Thông qua những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng bạn đọc đã biết được cách sử dụng máy đo độ cứng đúng kỹ thuật. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các máy đo độ cứng chất lượng trên thị trường. Nếu bạn quan tâm về sản phẩm, hãy liên hệ thbvietnam.com hoặc maydochuyendung.com theo hotline: 0902.148.147 (Hà Nội) -  0979.244.335 (Hồ Chí Minh) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

    48 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn