0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng

butkythuatso.com 16/07/2024 175 lượt xem

    Có rất nhiều cách đo thông mạch, trong số đó cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách đo này. Hiểu được điều đó, butkythuatso sẽ giải đáp chi tiết về cách đo thông mạch bằng VOM trong bài viết dưới đây!

    Sự cần thiết của việc đo thông mạch

    Thông mạch có nghĩa là dòng điện chạy qua liên tục không bị cản trở hay đứt đoạn. Khi dòng điện bị ảnh hưởng có thể do dây kết nối bị hỏng, bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra và phát hiện lỗi. Ngoài ra, đây cũng là cách để kiểm tra kết nối của thiết bị điện với ổ điện bằng dây dẫn có tốt hay không.

    Đo thông mạch là gì?
    Đo thông mạch là gì?

    Việc đo thông mạch rất quan trọng, giúp phát hiện và sửa chữa các dây dẫn điện có bị đứt ngầm hay không, cụ thể:

    • Đối với những người mới, việc quan sát các mối hàn có ổn hay không rất khó. Lúc này việc sử dụng thiết bị đo chuyên dụng sẽ hỗ trợ kiểm tra mối hàn có bắt chì để dẫn điện hay không hay.

    • Kiểm tra các dây dẫn có bị đứt ngầm hay không như kiểm tra dây sạc, tai nghe, dây nối thiết bị điện với ổ cắm.

    • Ngoài ra, đo thông mạch giúp kiểm tra thiết kế, xác minh theo sơ đồ, cầu chì,...

    Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch chi tiết

    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch là phương pháp đơn giản được nhiều anh em kỹ thuật sử dụng. Dưới đây là cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng chi tiết.

    Bước 1: Xoay núm trên đồng hồ vạn năng sang thang đo thông mạch. Chế độ đo này sẽ nằm chung với chế độ đo điện trở hoặc với chế độ điốt. Khi xoay núm sang chế độ này, màn hình sẽ hiện báo OL.

    Xoay núm chọn chức năng đo thông mạch
    Xoay núm chọn chức năng đo thông mạch

    Bước 2: Kết nối lần lượt que dò đen với giắc COM và que dò đò với VΩ.

    Kết nối que dò lần lượt
    Kết nối que dò lần lượt

    Bước 3: Khi bắt đầu thực hiện đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, bạn đặt 2 đầu que dò vào 2 đầu dây dẫn cần đo. Nếu mạch vẫn bình thường, đồng hồ sẽ kêu “bíp”. Trường hợp dây dẫn bị đứt đồng hồ sẽ không kêu.

    Bước 4: Sau khi tiến hành đo xong, rút lần lượt dây đỏ rồi đến dây đen.

    Những lưu ý khi đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

    Dưới đây là một số lưu trong cách đo thông mạch điện. Nắm được những lưu ý này sẽ giúp bạn thực hiện cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng an toàn và kết quả chính xác.

    • Chọn đồng hồ vạn năng đo thông mạch phù hợp có chức năng đo thông mạch.

    • Kiểm tra đồng hồ kỹ trước khi sử dụng.

    • Ngắt kết nối nguồn điện với dây dẫn để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác.

    Xem thêm: 

    Một số đồng hồ vạn năng đo thông mạch chất lượng hiện nay

    Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua đồng hồ vạn năng nào, dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bạn một sốn đồng hồ vạn năng đo thông mạch dễ sử dụng và chất lượng:

    Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60

    Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60 sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn với trọng lượng chỉ khoảng 60g, thuận tiện trong việc cầm tay hay bỏ túi mang đi. Máy được thiết kế chống chịu va đập, chống bụi hiệu quả.

    Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng 3244-60 có độ chính xác cao
    Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng 3244-60 có độ chính xác cao

    Sản phẩm được trang bị công nghệ tiên tiến đến từ Nhật Bản cho độ chính xác cao. Ngoài chức năng đo điện áp, điện trở, dòng điện... đồng hồ vạn năng Hioki này có thể đo thông mạch với độ chính xác ở mức ± 2,0% rdg. ± 4 dgt.

    Đồng hồ vạn năng Hioki 3030-10

    Thiết kế bền chắc của Hioki 3030-10 chống chịu va đập tốt. Được màn hình thiết kế chia vạch từng đại lượng đo người dùng có thể dễ dàng đọc kết quả. Đồng hồ này được dùng phổ biến tại các cửa hàng sửa chữa máy móc, thiết bị điện dân dụng.

    Hioki 3030-10 phù hợp với cửa hàng sửa chữa, thiết bị điện dân dụng
    Hioki 3030-10 phù hợp với cửa hàng sửa chữa, thiết bị điện dân dụng

    Với thiết kế đơn giản, linh động đồng hồ vạn năng Hioki 3030-10 được sử dụng đo thông mạch, điện áp, điện trở,... Sử dụng thiết bị đo này phù hợp với các cửa hàng sửa chữa máy móc khi đo thông mạch, sửa chữa các dây dẫn của thiết bị điện.

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

    Tiếp tục là thiết bị đo điện nhanh Kyoritsu 1009 được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật. Màn hình hiển thị rõ nét với 4000 điểm. Núm xoay được thiết kế dễ dàng sử dụng, có độ bền cao.

    Kyoritsu 1009 dễ dàng sử dụng trong việc đo thông mạch
    Kyoritsu 1009 dễ dàng sử dụng trong việc đo thông mạch

    Một nét nổi bật ở đồng hồ này là khả năng đo tự động và điều chỉnh hạn chế nhầm thang đo. Ngoài những chức năng đo cơ bản Kyoritsu 1009 còn có chức năng đo thông mạch, giúp kiểm tra dòng điện có bị cản trở hay đứt đoạn. Bên cạnh đó thiết bị đo điện này còn có chức năng lưu kết quả dễ dàng ghi chép và đối chiếu.

    Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R

    Kyoritsu 1020R được đánh giá là một thiết bị đo điện tốt nhất, được ưa chuộng sử dụng trong dân dụng và công nghiệp. Kyoritsu 1020R có thiết kế nhỏ gọn, bền và khả năng cách điện. Kết hợp với phương pháp đo True RMS có thể thực hiện đo điện áp, dòng điện,... chính xác cao.

    Chức năng đo thông mạch của Kyoritsu 1020R  phù hợp điện dân dụng và công nghiệp
    Chức năng đo thông mạch của Kyoritsu 1020R  phù hợp điện dân dụng và công nghiệp

    Với chức năng đo thông mạch, Kyoritsu 1020R được thiết kế tiếng bíp cảnh báo. Nếu phát ra âm thanh tức là mạch điện đang gặp vấn đề hoặc sự cố khi điện trở dưới 90Ω giúp nhận biết và sửa chữa kịp thời tránh gây hỏng thiết bị điện.

    Trên đây là hướng dẫn cách sử đồng hồ vạn năng đo thông mạch và một số lưu ý. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm được kiến thức hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ qua HOTLINE: HN: 0904810817 - HCM: 0979244335 để được giải đáp nhanh nhất nhé.

    175 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn