0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Những điều cần biết về cấu tạo kính hiển vi 2 mắt

Admin 15/04/2024 504 lượt xem

    Sự phát triển của kính hiển vi 2 mắt đã thay đổi cách thức các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu quan sát tế bào, mô và các mẫu vật chất khác. Việc phát triển lên thị kính đôi giúp giảm mỏi mắt và mỏi cơ thường gặp ở người sử dụng. Với chi phí khá cạnh tranh so với kính hiển vi chỉ có một thị kính (kính hiển vi 1 mắt), sản phẩm này trở nên phổ biến và chiếm phần lớn lượng kính hiển vi được bán ra trên thị trường. 

    Có những loại kính hiển vi 2 mắt nào?

    Tất cả các dòng kính hiển vi quang học đều có sản phẩm cấu tạo dạng 2 mắt. Nó gồm: Sinh học, soi nổi, điện tử.

    • Kính hiển vi sinh học dạng 2 mắt kính: Là dòng kính có độ phóng đại lớn, tối đa 1600 lần, được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm, nó cho phép người dùng tiếp cận quan sát mẫu dễ dàng, thuận tiện.
    • Kính hiển vi soi nổi cấu tạo 2 mắt kính: Là sản phẩm có độ phóng đại tầm trung, tối đa khoảng 50 lần. Kính được biết đến và dùng nhiều tại các cơ sở kiểm tra, sửa chữa điện thoại, điện tử,... 
    • Kính hiển vi điện tử thiết kế dạng 2 mắt kính: Là thiết bị được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử với thiết kế đặc biệt, độ phóng đại lớn, tối đa 2700 lần.

    Kính hiển vi 2 mắt

    Kính hiển vi có cấu tạo 2 mắt

    Cấu tạo của kính hiển vi quang học 2 mắt kính

    Thiết bị quang học này bao gồm các bộ phận như: Thị kính, bàn sa trượt, mâm xoay vật kính - vật kính, tụ quang. Dưới đây là đặc điểm chi tiết từng bộ phận:

    • Thị kính: là hai ống kính của kính hiển vi giúp cho người sử dụng quan sát hình ảnh thứ cấp của mẫu từ vật kính, mẫu thường chứa trong một lam kính.
    • Bàn sa trượt cơ học: bàn sa trượt cơ học dùng để đặt mẫu hoặc lam kính chứa mẫu bên dưới vật kính để quan sát, cho phép di chuyển mẫu theo hướng trái, phải, tiến tới trước hoặc lùi về sau.
    • Mâm xoay vật kính và vật kính: mâm xoay vật kính sẽ chứa một số lượng vật kính nhất định, thường là 3, giúp phóng đại hình ảnh của mẫu đặt trên bàn sa trượt.
    • Tụ quang và đèn chiếu sáng: đèn chiếu sáng cung cấp ánh cho vùng quan sát. Ánh sáng từ đèn sẽ đi qua thấu kính của tụ quang để tập trung ánh sáng lên vùng quan sát.

    Cấu tạo chi tiết của kính hiển vi quang học 2 mắt kính

    Cấu tạo chi tiết của kính hiển vi quang học 2 mắt kính

    Có thể bạn quan tâm:

    Kính hiển vi 2 mắt hoạt động như thế nào ?

    Kính hiển vi này hoạt động phần lớn bởi hiện tượng khúc xạ. Khúc xạ là sự thay đổi về hướng của sóng ( ánh sáng hoặc âm thanh ) khi đi từ môi trường này qua môi trường khác.

    Từ một nguồn sáng, ánh sáng đi qua mẫu tới vật kính sau đó chuyển thành hình ảnh có thể nhìn thấy được khi đi qua thị kính. Sau đó, hình ảnh có thể được tập trung để quan sát rõ ràng hơn.

    Ứng dụng của kính hiển vi 2 mắt

    • Dùng trong nghiên cứu: sử dụng trong một số lĩnh vực của khoa học, dược và nghiên cứu. Kính sử dụng cho mục đích nghiên cứu có khối lượng khoảng hơn 50 kí với kích thước lớn.
    • Dùng cho sinh viên, học sinh: sử dụng trong các lớp học về khoa học ở trường tiểu học, trung học, trường cấp 3, cao đẳng và đại học. Thiết bị có mức giá hợp lý so với những kính hiển vi có mức giá cao hơn nhưng không phù hợp sử dụng trong trường học.
    • Kính hiển vi 2 mắt loại để bàn: lĩnh vực thường sử dụng loại kính này là thực vật học, vi sinh vật học, di truyền và địa chất.

    Nếu bạn có băn khoăn thắc mắc khi mua sản phẩm kính hiển vi hãy liên hệ ngay với butkythuatso.com qua HOTLINE: 0986568014 - 0902148147 để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

    504 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn