Cấu tạo máy khoan pin chi tiết nhất và nguyên lý hoạt động
Nếu bạn muốn sử dụng máy khoan pin hiệu quả, ít hỏng hóc cần nắm được cấu tạo của dòng máy này. Vậy cấu tạo máy khoan pin như thế nào? Bạn hãy cùng Bút Kỹ thuật số tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay dưới đây nhé!
Máy khoan pin là gì?
Máy khoan pin còn được hiểu đơn giản là dòng máy khoan cầm tay không dây sử dụng nguồn năng lượng bằng pin. Máy sử dụng pin đi cùng với sạc để có thể sạc lại pin khi hết dung lượng và dùng như một chiếc máy khoan điện.
Máy khoan pin hoạt động ổn định, khoan tốt cũng như làm việc linh hoạt tại nhiều nơi từ trên cao, trên tường hay góc khuất. Máy cũng đáp ứng tốt các yêu cầu công việc dùng trong gia đình, dân dụng và công nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu thông số kỹ thuật của máy khoan pin bắt buộc phải biết
Cấu tạo máy khoan pin
Cấu tạo của máy khoan pin cũng gần tương tự như một chiếc máy khoan điện. Tuy nhiên, bạn lưu ý cấu tạo của máy khoan pin bê tông sẽ có một số điểm khác biệt.
Cấu tạo bên trong máy khoan pin
Trước tiên, khi tìm hiểu về cấu tạo máy khoan pin, bạn sẽ cần nắm được các bộ phận bên trong để hiểu được nguyên lý làm việc của máy. Dưới đây là các bộ phận chính của máy:
Nơi lắp pin: Dưới thân máy có thiết kế các rãnh tiếp điện để tiếp xúc với pin để cung cấp nguồn năng lượng cho máy.
Động cơ máy: Máy khoan pin có hai loại động cơ chính là chổi than và không chổi than. Loại động cơ chổi than sẽ đi kèm với chổi than được đặt hai bên để truyền năng lượng điện sang động cơ làm trục quay và mũi khoan quay và tịnh tiến vào trong bề mặt vật liệu.
Rotor và Stato: Bên trong động cơ sẽ gồm hai bộ phận chính là rotor và stato có chức năng tạo từ trường để làm quay mũi khoan. Bộ phận quay là rotor trong khi stato là bộ phận cố định.
Công tắc bóp bên trong: Chức năng bật và tắt máy, điều chỉnh tốc độ, chiều quay của máy.
Bộ phận truyền động: Nhiệm vụ chính là truyền động từ phần động cơ đến mũi khoan, có thể điều chỉnh được tốc độ và momen xoắn. Trong bộ phận này bao gồm các linh kiện như hộp số, bánh răng, bộ ly hợp.
Bộ điều khiển: Các bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động như máy, bật/tắt, điều chỉnh tốc độ… Bộ điều khiển sẽ gồm có các nút ấn, công tắc và mạch điện tử…
Cấu tạo máy khoan pin với bộ phận bên ngoài
Cấu tạo bên ngoài máy khoan pin rất đơn giản với nhiều bộ phận khác nhau. Bạn sẽ cần nắm được những bộ phận này để điều khiển và thực hiện khoan chính xác và hiệu quả.
Dưới đây là cấu tạo máy khoan pin đơn giản:
Thân máy: Chính là lớp vỏ máy bên ngoài giúp bảo vệ các bộ phận bên trong cũng như bố trí các nút bấm trên thiết bị. Trên thân máy cũng có tay cầm thon nhỏ rất thuận tiện để thao tác và cầm nắm chắc chắn.
Đầu kẹp máy khoan: Đây là bộ phận có chức năng kẹp và giữ chắc mũi khoan. Trên máy khoan pin chủ yếu sử dụng hai loại đầu kẹp autolock và đầu kẹp SDS Plus.
Các nút chức năng: Trên máy khoan pin đều bố trí các nút chức năng để cài đặt chế độ làm việc như cò máy, nút đảo chiều, nút chọn chức năng khoan… Các nút này sẽ được nói chi tiết ở ngay bên dưới.
Vòng xoay chọn lực siết: Bộ phận này có chức năng điều chỉnh các cấp lực siết dùng khi bắt vít.
Đèn led: Đây là bộ phận có khả năng chiếu sáng tối tại nơi tối khi làm việc.
Pin: Đây là bộ phận để cung cấp năng lượng cho máy với nhiều mức dung lượng như 12V, 18V, 36V hay 40V max.
Các nút chức năng cùng chế độ làm việc của máy khoan pin
Tiếp theo phần cấu tạo máy khoan pin, bạn có thể tham khảo những nút chức năng cùng các chế độ làm việc trên máy. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng máy hiệu quả theo từng yêu cầu khoan trên các loại vật liệu khác nhau.
Ý nghĩa của các chế độ làm việc như sau:
Nút cò máy
Đây là bộ phận được bố trí trên tay cầm có chức năng khởi động máy bằng cách nhấn cò. Khi muốn dừng máy, bạn chỉ cần thả tay ra khỏi nút bấm.
Nút giữ tốc độ
Trên một số khoan pin sẽ nút này được bố trí ngay cạnh cò máy có chức năng duy trì tốc độ khoan mà không cần nhấn nút khởi động.
Nút đảo chiều
Đây là nút bấm có chức năng đảo chiều dùng để bắt hay tháo vít. Ngoài ra, khi mũi khoan bị kẹt cũng có thể nhấn nút đảo chiều ra để rút được mũi.
Nút chọn tốc độ khoan
Trên đỉnh thân máy sẽ có nút chọn tốc độ khoan dành cho khoan thường trên gỗ, thép có biểu tượng mũi khoan.Khi muốn khoan tường chỉ cần chọn sang biểu tượng búa.
Vòng xoay chọn lực siết
Đây là bộ phận được dùng để chọn các chức năng bắt vít biểu tượng vít, khoan thép biểu tượng mũi khoan, khoan tường biểu tượng búa.Trên đây còn có các cấp chọn lực siết vít thường sẽ từ 1 đến hơn 20 cấp độ.
Nút chọn chức năng khoan trên máy khoan bê tông
Trên các dòng máy khoan bê tông pin sẽ có nút chọn chức năng khoan tương tự như máy khoan búa dùng điện. Nút bấm này sẽ thường có chức năng khoan thường và khoan bê tông. Với dòng máy ba chức năng sẽ có thêm chế độ đục bê tông.
Nút bấm tháo pin
Trên pin máy khoan sẽ có một nút bấm có thể nhấn được dùng để tháo pin ra khỏi máy. Bạn chỉ cần nhấn giữ và kéo theo hướng ra ngoài là có thể tháo được pin.
Trên đây là cấu tạo cơ bản của máy khoan pin, bạn lưu ý các hãng đều sản xuất máy với thiết kế tương đồng nhau. Chính vì vậy máy khoan pin Bosch hay máy khoan pin Makita, Milwaukee đều sẽ có cấu tạo giống nhau.
Xem thêm: Máy khoan chổi than và không chổi than loại nào tốt hơn, nên mua?
Nguyên lý hoạt động của máy khoan pin
Tiếp theo khi tìm hiểu về cấu tạo máy khoan pin, bạn cũng có thể tham khảo thêm về nguyên lý hoạt động của dòng máy này. Nguyên lý làm việc của khoan pin cũng tương tư như dòng máy khoan điện.
Khi máy khởi động, pin sẽ cung cấp năng lượng điện đến động cơ để làm cho phần rotor quay tiếp xúc với stato tạo ra từ trường quay. Động cơ hoạt động sẽ tác động đến bộ truyền động là băng rang, hộp số kết nối với mâm cặp.
Khi đó, trục của động cơ sẽ làm qua mâm cặp quay và khiến mũi khoan quay theo và tịnh tiến vào trong vật liệu cần khoan nhờ lực tác động của người thao tác. Bạn sẽ dễ dàng thay đổi các chức năng làm việc thông qua các nút chế độ trên máy.
Hướng dẫn sử dụng máy khoan pin cơ bản
Cuối cùng, bạn có thể tham khảo những bước dùng máy cơ bản để tiến hành khoan trên vật liệu.
Bước 1: Kiểm tra pin và máy đảm bảo dung lượng đầy, máy không bị hỏng hóc.
Bước 2: Bạn lắp mũi khoan phù hợp với vật liệu.
Bước 3: Chọn các chế độ cũng như tốc độ làm việc phù hợp theo từng vật liệu.
Bước 4: Chọn vị trí đứng phù hợp, cầm máy chắc chắn và đưa mũi khoan đến vị trí đã được đánh dấu.
Bước 5: Bạn đặt mũi khoan vuông góc và nhấn cò máy với lực nhẹ để khoan, khi vào sâu từ 3 - 5mm có thể tăng tốc độ dần dần cho mũi đi sâu vào trong vật liệu.
Bước 6: Sau khi lỗ khoan đạt yêu cầu, bạn nhả cò máy và từ từ rút mũi khoan ra ngoài.
Bước 7: Vệ sinh máy và mũi khoan sau khi hoàn thành công việc.
Trên đây là thông tin về cấu tạo máy khoan pin chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ về dụng cụ để sử dụng hiệu quả và chính xác. Nếu bạn cần tư vấn các sản phẩm máy khoan, hãy liên hệ ngay đến THB Việt Nam qua HOTLINE: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335 hoặc website: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để được tư vấn, báo giá nhanh chóng.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn