0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Kính hiển vi điện tử SEM và TEM là gì? Phân biệt SEM và TEM

butkythuatso.com 01/07/2024 82 lượt xem

    Hiện nay có hai loại kính hiển vi điện tử phổ biến nhất là hệ thống truyền qua (TEM) và hệ thống quét (SEM) và sự khác biệt giữa hai thiết bị này mang đến những ứng dụng rất đặc biệt. Trong bài viết sau đây, Butkythuatso.com sẽ chia sẻ chi tiết hơn thông tin về kính hiển vi điện tử SEM và TEM là gì? Phân biệt SEM và TEM tới bạn đọc. 

    Kính hiển vi điện tử SEM là gì?

    Kính hiển vi điện tử quét (SEM - Scanning Electron Microscope) là một loại kính hiển vi sử dụng tia điện tử thay vì ánh sáng để quét bề mặt mẫu vật và tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao. SEM được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ nhờ vào khả năng phóng đại lớn và độ phân giải cao, cho phép quan sát chi tiết bề mặt và cấu trúc bên trong của mẫu vật.

    Kính hiển vi điện tử SEM là gì?
    Kính hiển vi điện tử SEM là gì?

    Kính hiển vi điện tử TEM là gì?

    Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM - Transmission Electron Microscope) là một loại kính hiển vi điện tử sử dụng chùm tia điện tử để chiếu qua mẫu vật mỏng, tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của mẫu. TEM có khả năng phóng đại rất cao và độ phân giải vượt trội, cho phép quan sát các chi tiết ở mức độ nguyên tử.

    Kính hiển vi điện tử TEM là gì?
    Kính hiển vi điện tử TEM là gì?

    Xem thêm: 

    Phân biệt kính hiển vi điện tử SEM và kính hiển vi điện tử TEM

    Kính hiển vi điện tử sử dụng các điện tử cho phép người dùng quan sát các vật thể nhỏ hoặc siêu nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và để hiểu rõ hơn và ứng dụng hiệu quả 2 dòng kính hiển vi điện tử phổ biến hiện nay, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

    Nguyên lý hoạt động:

    • SEM: Sử dụng chùm tia điện tử để quét bề mặt mẫu vật. Các điện tử tán xạ ngược và các điện tử thứ cấp được phát ra từ bề mặt mẫu sẽ được thu nhận để tạo thành hình ảnh.
    • TEM: Sử dụng chùm tia điện tử truyền qua mẫu vật rất mỏng. Các điện tử truyền qua mẫu sẽ được thu nhận để tạo thành hình ảnh.

    Nguyên tắc tạo hình ảnh

    • Đối với kính hiển vi điện tử SEM, các mẫu được đặt dưới cùng của cột điện tử và các điện tử tán xạ ( tán xạ ngược hoặc thứ cấp) được ghi lại bằng máy dò điện tử. Sau đó, bộ nhân quang được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu này thành tín hiệu điện áp và được khuếch đại để tạo ra hình ảnh trên màn hình. 
      Nguyên tắc tạo hình ảnh
      Nguyên tắc tạo hình ảnh

       

    • Trong kính hiển vi TEM, mẫu được đặt nằm giữa cột điện tử, các electron truyền qua nó và đi qua một loạt thấu kính bên dưới mẫu ( thấu kính trung gian và thấu kính chiếu). Và hình ảnh được hiển thị trực tieeos trên jmafn hình huỳnh quang hoặc trên bản ghi hình ảnh.

    Điều kiện mẫu

    • Chụp ảnh SEM không có yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị mẫu.
    • Do yêu cầu về các điện tử truyền qua, các mẫu TEM phải rất mỏng, thường dưới 150nm và trong trường hợp cần hình ảnh có độ phân giải cao thì mẫu thậm chí phải đạt dưới 30nm. 

    Độ phóng đại và độ phân giải

    • Độ phóng đại của SEM bị giới hạn ở mức 1-2 triệu lần và độ phân giải giới hạn ở 0.5mm. Tuy nhiên, trường nhìn (FOV) tối đa mà SEM có thể đạt được lớn hơn nhiều so với TEM. Đồng thời, độ sâu trường ảnh của dòng kính hiển vi điện tử này cũng cao hơn nhiều so với TEM.
    Độ phóng đại và độ phân giải
    Độ phóng đại và độ phân giải
    • Mặc dù độ phóng đại của kính hiển vi điện tử TEM có thể phóng đại mẫu lên tới 50 triệu lần, cao hơn nhiều so với SEM nhưng người dùng chỉ có thể sử dụng chụp ảnh một phần rất nhỏ mẫu. TEM có độ phân giải dưới 50 pm.

    Loại hình ảnh

    • SEM cung cấp hình ảnh 3D của bề mặt mẫu.
    • Ảnh TEM là hình chiếu 2D của mẫu, do vậy trong một số trường hợp khiến việc tìm hiểu, giải thích kết quả trở nên khó khăn hơn. 
    Loại hình ảnh
    Loại hình ảnh

    Có thể thấy, TEM hoạt động phức tạp hơn SEM. Chính vì vậy, người dùng cần được đào tạo chuyên sâu trước khi bắt đầu vận hành kính hiển vi điện tử TEM. Mặc dù vậy, TEM có thể mang lại độ phân giải và tính linh hoạt cao hơn cho nhiều ứng dụng, nhưng thiết bị này có giá cao hơn so với SEM. Vì vậy, trước khi mua kính hiển vi điện tử, bạn nên xem xét đầy đủ các yếu tố để đưa ra lựa chọn mua sắm phù hợp nhất. 

    Trên đây là  chia sẻ của Butkythuatso.com tới bạn đọc về kính hiển vi điện tử SEM và TEM là gì? Phân biệt SEM và TEM. Để được tư vấn hoặc hỗ trợ về các dòng kính hiển vi điện tử, hãy liên hệ tới Hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh hoặc truy cập vào website Thbvietnam.com hoặc Maydochuyendung.com để tham khảo thêm các sản phẩm khác nhé.

    82 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn