Khí thải là gì? Tiêu chuẩn khí thải Việt Nam
Ô nhiễm khí thải là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới quan tâm. Vậy khí thải là gì? Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng butkythuatso.com đi sâu tìm hiểu và giải đáp nhé.
Khí thải là gì?
Khí thải là các loại khí hoặc chất khí được sinh ra trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, công nghiệp, sản xuất điện, và các hoạt động khác của con người. Những khí này thường bị thải ra ngoài môi trường và có thể gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường. Dưới đây là các loại khí thải phổ biến:
-
Khí CO2 (Carbon dioxide): Là khí thải chủ yếu từ việc đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu trong ô tô, nhà máy điện. Đây là khí nhà kính, góp phần vào hiện tượng nóng lên toàn cầu.
-
Khí CO (Carbon monoxide): Được tạo ra khi nhiên liệu không cháy hết hoàn toàn, CO có thể gây ngộ độc cho con người, đặc biệt trong không gian kín.
-
NOx (Nitrogen oxides): Bao gồm NO (Nitơ oxit) và NO2 (Dioxit nitơ), là các khí thải chính từ động cơ xe và nhà máy. NOx gây ô nhiễm không khí và tạo ra mưa axit.
-
SO2 (Sulfur dioxide): Thường được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, như than đá. SO2 góp phần tạo mưa axit và có thể gây hại cho phổi.
-
Các hạt bụi mịn (PM2.5 và PM10): Là các hạt bụi cực nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
-
HC (Hydrocarbons): Là các hợp chất hữu cơ chứa carbon và hydro, có thể thải ra từ động cơ xe, quá trình cháy nhiên liệu không hoàn hảo. Chúng có thể gây ô nhiễm không khí và tạo ra các chất độc hại khác.

Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ hoạt động khai thác, sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt. Các nhiên liệu hóa thạch sử dụng rộng rãi trong hoạt động công nghiệp tại các nhà máy, xi nghiệp làm thải ra nhiều khí độc như CO2, SO2,... tạo nên mưa axit.
Thêm nữa, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông cũng góp phần làm ô nhiễm khí thải. Đặc biệt, với phương tiện cũ, lượng phát thải các khí thải độc hại như CO, CO2,... ra môi trường lại càng lớn.

Không chỉ vậy, ở các khu vực nông thôn, người dân vẫn giữ thói quen nấu bằng bếp củ, đốt các nhiên liệu như rơm, trấu,.... Các hoạt động này tạo ra các khí độc NOX, CO, CO2,.. làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp của con người. Mặc dù không phải nguyên nhân chính nhưng các loại hình thiên tai như cháy rừng, núi lửa phun trào, lốc xoáy,... cũng góp phần làm tình trạng ô nhiễm khí thải trở nên nặng nề hơn với lượng khí thải khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống ở khu vực xảy ra.
Tiêu chuẩn khí thải Việt Nam
Ở Việt Nam, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của khí thải đến môi trường và sức khỏe của con người, Chính phù đã ban bành các tiêu chuẩn khí thải trong lĩnh vực giao thông. Hiện nay có hai tiêu chuẩn khí thải được áp dụng bao gồm bao gồm Euro 5 (mức 5) và Euro 6 (mức 6) sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2022. Nội dung cụ thể như sau:
Giới hạn khí thải Euro 6 đối với động cơ xăng |
|
Giới hạn khí thải Euro 6 đối với động cơ diesel |
|
Xem thêm: Thành phần khí thải từ phương tiện giao thông và tác hại của chúng
Cách tính lưu lượng khí thải
Để tính lưu lượng khí thải, có một số phương pháp cơ bản mà kỹ sư khí thải thường sử dụng:
Tính toán vận tốc khí thải
Một trong những cách đơn giản để đo lưu lượng khí thải là tính vận tốc khí thải dựa vào quãng đường mà khí đi được trong một đơn vị thời gian. Kỹ sư sẽ xác định vận tốc của dòng khí và từ đó tính toán được lưu lượng khí thải.
Xác định vận tốc lưu lượng dòng khí
Phương pháp này tương tự như tính vận tốc nhưng dựa vào việc xác định lượng khí có thể di chuyển trong một đơn vị thời gian qua một quãng đường nhất định. Bằng cách này, kỹ sư có thể tính toán được lưu lượng khí thải một cách chính xác hơn.
Sử dụng ống Pitot để đo áp suất
Ống Pitot là thiết bị được dùng để đo áp suất động và áp suất tĩnh trong các ống khói hoặc hệ thống thông gió. Cấu tạo của ống Pitot gồm hai lỗ: một lỗ đo áp suất động và một lỗ đo áp suất tĩnh. Dựa vào sự chênh lệch giữa các áp suất này, kỹ sư có thể tính toán được tốc độ dòng khí thải, từ đó đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của quá trình đốt cháy.
Sử dụng thiết bị đo hiện đại
Ngoài các phương pháp trên, các chuyên gia còn sử dụng các thiết bị đo và phân tích khí thải hiện đại như máy đo khí thải hoặc máy đo khí đa chỉ tiêu để nhanh chóng và chính xác xác định hàm lượng khí thải trong không khí. Các thiết bị này giúp kiểm soát và giám sát mức độ ô nhiễm khí thải một cách hiệu quả.
Các phương pháp xử lý khí thải
Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xử lý khí thải đã trở nên hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là một số phương pháp xử lý khí thải phổ biến hiện nay:
Phương pháp hấp thụ
Ở phương pháp này, khí thải sẽ được cho đi qua một chất rắn có khả năng hấp thụ cao như than hoạt tính, zeolite,... Các chất ô nhiễm sẽ bám vào bề mặt của chất rắn, từ đó loại bỏ dòng khí. Phương pháp này cực hiệu quả trong việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) hoặc các khí độc hại như benzene, toluene.
Bộ lọc khí thải
Để xử lý loại khí thải chứa bụi mịn thì phương pháp bộ lọc khí thải sẽ tối ưu nhất. Các bộ lọc này sẽ loại bỏ bụi và các hạt rắn từ vải, giấy, hoặc các vật liệu. Phương pháp này được được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác mỏ hoặc các nhà máy khai thác mỏ, hoặc các nhà máy nhiệt điện để giảm thiểu bụi mịn thải ra môi trường.

Phương pháp đốt cháy
Quá trình đốt cháy được thực hiện ở nhiệt độ cao để chuyển hóa các chất độc hại thành các chất độc hại hơn như CO2 và hơi nước. Phương pháp này được áp dụng cho việc xử lý các khí thải có chứa chất hữu cơ hoặc các hợp chất hóa học.
Phương pháp sinh học
Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi cực kỳ thân thiện với môi trường, được thực hiện bằng cách sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong khí thải nhằm chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các chất ít gây hại hơn như CO2 và nước. Các nhà máy thực phẩm hay các cơ sở sản xuất hóa chất rất thích hơp sử dụng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin về khí thải là gì, tiêu chuẩn khí thải tại Việt Nam. Nếu mua máy đo khí thải chính hãng. bạn hãy nhanh chóng liên hệ với THB Việt Nam qua số hotline: 0904810817 (Hà Nội) hoặc 0918132242 (TP Hồ Chí Minh) để được tư vấn!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn