Khí thải công nghiệp là gì? Quy chuẩn và cách xử lý khí thải công nghiệp
Khí thải công nghiệp là một trong những yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khí thải công nghiệp, các quy chuẩn liên quan và phương pháp xử lý hiệu quả. Cùng khám phá ngay cách quản lý và giảm thiểu tác động của khí thải công nghiệp đối với môi trường.
Khí thải công nghiệp là gì?
Khí thải công nghiệp là các chất khí được sinh ra trong quá trình sản xuất, chế biến và hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể chứa các thành phần độc hại như CO2, SO2, NOx, bụi mịn, và các hợp chất hữu cơ bay hơi, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Các thành phần chính trong khí thải công nghiệp bao gồm:
- Khí cacbon (CO2): Khí CO2 chiếm khoảng 60-70% tổng lượng khí thải, được phát thải chủ yếu từ các nhà máy điện, nhà máy thép, hóa chất và giao thông.
- Khí nitơ (NOx): Khí nito được thải ra từ quá trình sản xuất phân bón, xi măng và xử lý nước thải.
- Khí lưu huỳnh (SOx): Khí lưu huỳnh thường xuất hiện trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ.
- Khí oxyt (NO): Khí oxyt cũng được phát thải từ sản xuất xi măng, gang thép và hóa chất.
- Các chất độc hại khác: khí thải công nghiệp còn chứa các chất độc hại như thủy ngân, bạc, phóng xạ và các hợp chất độc khác.

Khí thải công nghiệp có thể chia thành nhiều loại tùy theo nguồn gốc và thành phần. Ví dụ, khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, như than đá và dầu mỏ, chứa các khí cacbon, nitơ, lưu huỳnh, metan và các chất độc hại. Các nhà máy sản xuất thép, xi măng, hóa chất cũng thải ra khí cacbon, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất nguy hiểm.
Ngoài ra, các quá trình xử lý nước thải cũng là một nguồn phát thải khí metan, nitơ và các chất độc hại khác. Những khí thải này cần được xử lý và kiểm soát để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn khí thải công nghiệp được quy định rõ trong Nghị định số 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu các ngành công nghiệp phải đảm bảo mức độ khí thải không vượt quá giới hạn cho phép.
Do đó, để kiểm soát lượng khí thải thải ra từ hoạt động công nghiệp theo các quy chuẩn trên , các nhà máy, xí nghiệp,... nên sử dụng máy đo nồng độ khí thải để đảm bảo độ chính xác cũng như dễ dàng phân tích tình trạng khí thải có trong môi trường. Việc áp dụng các giải pháp xử lý khí thải hiệu quả không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp và sức khỏe con người. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đã ban hành bộ quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp, nội dung cụ thể như sau:
Quy chuẩn về khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT
Quy chuẩn này được ban hành bởi Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, bao gồm nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ khí thải ra môi trường.
- Phạm vi áp dụng: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động phát thải vào môi trường các loại khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ.
-
Các khí thải và chất vô cơ được quy định trong quy chuẩn: Bụi tổng hợp, Lưu huỳnh dioxit (SO2), Carbon monoxit (CO),... và các kim loại nặng như chì (Pb), cadmi (Cd),...
.jpg)
Quy chuẩn về khí thải công nghiệp QCVN 20:2009/BTNMT
Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng ban hành một tiêu chuẩn riêng về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ theo số QCVN 20:2009/BTNMT. Ở quy chuẩn này chủ yếu quy định về nồng độ khí từ các hoạt động công nghiệp thải ra môi trường với nội dung cụ thể như sau:
- Phạm vi áp dụng: Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động công nghiệp phát thải vào môi trường các loại khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ.
-
Các chất hữu cơ được quy định trong quy chuẩn: Benzen (C6H6), Cyclohexen (C6H10), Naphtalen (C10H8).
Xem thêm: Thành phần khí thải từ phương tiện giao thông và tác hại của chúng
Tác hại của khí thải công nghiệp
Khí thải từ các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp và khu chế xuất thường có thành phần và nồng độ khác nhau. Nguồn phát thải công nghiệp chủ yếu đến từ các ngành công nghiệp như hóa dầu, hóa chất, năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người, chi tiết như sau:
Tác động đến môi trường
Khí thải ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường và thay đổi tự nhiên. Một trong những hậu quả nghiêm trọng là hiện tượng mưa axit, khi khí thải kết hợp với độ ẩm trong không khí tạo thành axit, làm suy giảm chất lượng nước ở các ao hồ, sông suối, ảnh hưởng xấu đến động thực vật và hệ sinh thái. Mưa axit cũng làm thay đổi pH của đất, gây hại cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp.
.jpg)
Khí thải công nghiệp còn làm gia tăng vào hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon và tăng nhiệt độ toàn cầu. Điều này dẫn đến các hiện tượng biến đổi khí hậu như bão, lũ, mưa kéo dài, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Sự nóng lên của Trái Đất còn khiến băng ở hai cực tan chảy, gây mực nước biển dâng cao và đe dọa các vùng đất thấp, có thể khiến chúng bị nhấn chìm.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Không chỉ tác động đến môi trường sống, khí thái công nghiệp còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Khi hít phải khí thải phát thải từ hoạt động công nghiệp, con người sẽ bị nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, nặng nhất là ung thư phổi. Không chỉ vậy, nếu chúng ta hít phải khí thải quá nhiều trong thời gian dài thì có thể gây rối loạn thần kinh, suy nhược cơ thể.

Không chỉ vậy, chúng ta còn có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản tăng cao khi tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn. Bụi cũng được xem là tác hại của khí thải công nghiệp, có thể gây đau nhức mắt, giảm thị lực nếu nó vào mắt. Sinh sống trong môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng và thậm chí là tuổi thọ.
Quy trình xử lý khí thải công nghiệp
Hiện nay, khí thải công nghiệp chưa có sự thống nhất về quy trình xử lý. Tuy nhiên, để xử lý khí thải công nghiệp, hiện nay các nhà máy, xí nghiệp có nguồn phát thải lớn đã áp dụng 4 phương pháp sau:
Sử dụng các thiết bị xử lý khí thải
Các thiết bị như hệ thống lọc khí và than hoạt tính giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong khí thải, giảm thiểu tác động đến môi trường. Những hệ thống này còn giúp đạt được các tiêu chuẩn chất lượng khí thải cho phép, đảm bảo sự an toàn và tuân thủ quy định.

Áp dụng công nghệ sạch
Công nghệ xử lý khí thải bằng ozone và điện di giúp phân hủy các chất ô nhiễm một cách hiệu quả mà không gây ra tác động phụ. Các phương pháp này góp phần làm giảm lượng khí thải độc hại, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Điều chỉnh quy trình sản xuất
Việc thay đổi quy trình sản xuất và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường có thể làm giảm lượng khí thải phát sinh. Đồng thời, áp dụng công nghệ sản xuất sạch giúp tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.
.jpg)
Trên đây là bài viết đã giải đáp về khí thải công nghiệp là gì? Quy chuẩn và cách xử lý khí thải công nghiệp cho bạn tham khảo. Nếu có nhu cầu mua máy phân tích khí thải chính hãng, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: HN: 0904810817 – HCM: 0918132242 hoặc truy cập website: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để được tư vấn tốt nhất!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn