0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Khám phá cấu tạo của đồng hồ vạn năng kim

Admin 3 năm trước 760 lượt xem

    Đồng hồ vạn năng kim cho đến nay vẫn được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Đây được coi là thiết bị thân thiện với người dùng, chức năng đa dạng và mức giá thành hợp lý.

    Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng kim

    Đồng hồ vạn năng kim là thiết bị truyền thống xuất hiện từ khá lâu

    Đồng hồ vạn năng kim là thiết bị xuất hiện từ khá lâu, nó đảm bảo cung cấp đầy đủ các chức năng giống như đồng hồ vạn năng số.

    Ưu điểm của đồng hồ đo điện dạng kim là nó thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng và an toàn trong quá trình thao tác chính bởi vậy được đông đảo anh em thợ điện, thợ sửa chữa lựa chọn.

    Cấu tạo của đồng hồ vạn năng kim

    Cấu tạo của đồng hồ vạn năng kim bao gồm 12 bộ phận

    Đồng hồ vạn năng có cấu tạo khá đơn giản, nó bao gồm các bộ phận sau đây:

    • 1. Kim chỉ thị
    • 2. Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
    • 3. Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
    • 4. Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
    • 5. Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
    • 6. Vỏ trước
    • 7. Mặt chỉ thị
    • 8. Mặt kính
    • 9. Vỏ sau
    • 10. Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
    • 11. Chuyển mạch chọn thang đo
    • 12. Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A

    Các ký hiệu sử dụng trên đồng hồ vạn năng kim

    Thông thường, trên thân thiết bị đo điện sẽ xuất hiện những ký hiệu sau đây. Việc nắm bắt chúng sẽ giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn:

    • DC.V: Thang đo điện áp 1 chiều
    • AC.V: Thang đo điện áp xoay chiều
    • AC.A: Ω: Thang đo điện trở
    • 0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)    
    • COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen
    • +: Đầu đo dương
    • OUTPUT: cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
    • ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
    • o ┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng

    Ý nghĩa của cung chia độ trên đồng hồ vạn năng kim

    Ý nghĩa cung chia độ trên đồng hồ vạn năng

    • A là cung chia thang đo điện trở: Nó có chức năng là đọc các giá trị khi đọc thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo điện trở sẽ có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất khi ở bên phải.
    • B là mặt gương: Có tác dụng hạn chế sai số trong quá trình đọc kết quả. Khi đọc kết quả, hướng nhìn phải vuông góc và mặt gương, điều đó có nghĩa là kim chỉ thị sẽ che khuất bóng của nó trong gương.
    • C là cung chia độ thang đo điện áp: cung này giúp đọc giá trị đo điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều 50V trở lên. Nó có 3 vạch chia độ bao gồm: 250V; 50V; 10V
    • D là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Nó không có khả năng đọc giá trị trong khung C bởi thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode gây sai số.
    • E là cung chia độ dòng điện xoay chiều đến 15A
    • F là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - hfe.
    • G, H là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
    • I là cung chia độ thang kiểm tra dB.

    Trên đây là cấu tạo và ý nghĩa của các thông số trên đồng hồ vạn năng kim bạn cần biết để sử dụng thiết bị tốt hơn. Nếu có bất kỳ những băn khoăn, thắc mắc hoặc muốn sở hữu đồng hồ đo điện, bạn vui lòng liên hệ với butkythuatso.com để được tư vấn.

    760 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn