Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm đơn giản, hiệu quả
Cách tăng độ mặn trong ao nuôi tôm như thế nào để đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm? Thông qua bài viết này, bà con có thể dễ dàng nắm chắc các cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm mà có thể nhiều bà con chưa nắm được. Hãy cùng Bút kỹ thuật số tìm hiểu nhé!
Độ mặn thích hợp của từng loại tôm trong ao nuôi
Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường ao nuôi có độ mặn thích hợp. Bà con cần nắm chắc kiến thức để có độ mặn phù hợp trong ao nuôi tôm.
Theo nghiên cứu, độ mặn thích hợp trong ao nuôi tôm được chia theo 2 loại giống tôm, cụ thể như sau:
- Loại tôm thẻ chân trắng: độ mặn thích hợp dao động từ 2-40%, khả năng sinh trưởng tốt nhất nằm ở mức 10-25%. Nếu độ mặn cao hơn 35%, tôm sẽ chán ăn và chậm lớn. Nếu ao nuôi tôm có độ mặn quá thấp, bà con cần phải bổ sung các dưỡng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm phát triển tốt hơ
- Loại tôm sú: Tôm sú có thể sống trong môi trường có độ mặn dao động từ 3 - 45‰, trong đó độ mặn dao động 15 – 20‰ thì loại tôm này có khả năng sinh sản và phát triển tốt nhất.
Như vậy, có thể thấy, độ mặn thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong ao nuôi dao động từ 10-20%. Vì thế, bà con nên đảm bảo, điều chỉnh độ mặn ở mức này để tôm có thể phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm:
Tại sao cần nâng độ mặn trong ao nuôi tôm?
Tăng độ mặn trong ao nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích quan trọng như tôm phát triển, sinh trưởng ổn định; môi trường sống an toàn. Nếu độ mặn trong ao hồ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm.
Cụ thể, tôm sẽ thiếu nhiều loại khoáng chất quan trọng cho việc tạo vỏ như Mg2+, Ca2+, K+. Dẫn đến sức đề kháng của tôm kém và dễ dàng bị các vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh nguy hiểm.
Nâng độ mặn sẽ giúp tôm tăng sức đề kháng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và có khả năng chống chọi với bệnh tật. Độ mặn phù hợp tạo môi trường sống ổn định, hạn chế sự phát triển của tảo và các vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, việc điều chỉnh độ mặn cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể để tránh gây ra các tác động tiêu cực đến tôm và môi trường ao nuôi.
Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm đơn giản
Trước khi biết có cần phải tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hay không, bà con cần xác định độ mặn trong ao nuôi tôm đang ở mức nào. Bà con có thể sử dụng máy đo độ mặn với một số sản phẩm nổi bật như Total Meter SA1397, Total Meter EZ-9909SP , Atago S10M , Hanna HI96821 ,...
Sau khi xác định độ mặn, nếu thấp hơn so với độ mặn phù hợp, bà con có thể thực hiện theo các cách sau:
- Bơm nước mặn trực tiếp vào ao hoặc đưa nước mặn vào ao thông qua hệ thống mương.
- Sử dụng vôi rắc xung quanh bờ ao, không dùng quá nhiều sẽ khiến sốc nhiệt, gây chết tôm.
- Sử dụng lượng muối phù hợp với ao nuôi để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm
- Bổ sung các loại vitamin, men vi sinh và chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho tôm và ổn định môi trường ao nuôi.
Tuy nhiên, bà con lưu ý, khi thực hiện các biện pháp tăng độ mặn, cần phải tăng độ mặn từ từ, tránh tăng đột ngột khiến tôm bị sốc và dẫn đến chết hàng loạt. Bà con con phải theo dõi độ mặn thường xuyên để điều chỉnh và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp các biện pháp khác như cung cấp thức ăn đầy đủ cho tôm, đảm bảo chất lượng nước tốt, sử dụng vi sinh,...
Thông qua những thông tin chia sẻ về cách tăng độ mặn cho ao nuôi ở trên. Phần nào đó giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong vấn đề tăng độ mặn cho ao nuôi tôm. Nếu còn thắc mắc, bà con có thể liên hệ với THB Việt Nam qua Hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh hoặc truy cập website: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để hỗ trợ giải đáp miễn phí, nhanh chóng.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn