Cách làm giảm, tăng độ pH trong nước đơn giản, dễ thực hiện
Làm thế nào để tăng, giảm độ pH để phù hợp tiêu chuẩn theo quy định? Bài viết này sẽ cung cấp đến người dùng các cách giảm độ ph trong nước cũng như cách làm tăng nồng độ ph trong nước đơn giản, dễ thực hiện. Hãy chú ý theo dõi nhé.
Tiêu chuẩn độ pH trong nước là bao nhiêu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn độ ph trong nước được khuyến nghị dao động trong khoảng từ 6,5 đến 8,5 đối với nước thông thường và có thể lên tới 9,5 với các loại nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh. Cụ thể như sau:
- Nước uống: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ pH của nước uống nên nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5.
- Nước sinh hoạt: Các tiêu chuẩn quốc gia, như QCVN 01:2009/BYT tại Việt Nam, cũng quy định độ pH của nước sinh hoạt trong khoảng từ 6.5 đến 8.5.
- Nước tưới tiêu: Độ pH của nước tưới tiêu thường nằm trong khoảng từ 6.0 đến 8.5, tùy thuộc vào loại cây trồng và đất.
- Nước trong các hệ thống công nghiệp: Tiêu chuẩn độ pH có thể khác nhau tùy theo ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ, trong các hệ thống làm mát, nước thường cần có độ pH trong khoảng từ 6.0 đến 8.0 để tránh ăn mòn hoặc kết tủa.
Xem thêm: Máy đo pH phòng thí nghiệm nào chất lượng tốt, nên mua ?
Khi nào nên thực hiện điều chỉnh độ pH?
Điều chỉnh độ pH của nước là cần thiết trong nhiều trường hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số tình huống khi bạn nên thực hiện điều chỉnh độ pH:
-
Nước uống: Nếu độ pH của nước uống nằm ngoài khoảng 6.5-8.5, có thể gây hại cho sức khỏe. Nước có pH thấp (axit) có thể gây ăn mòn ống dẫn nước và làm tăng lượng kim loại nặng hòa tan trong nước. Nước có pH cao (kiềm) có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
-
Nước sinh hoạt: Nếu độ pH nằm ngoài khoảng 6.5-8.5, nước có thể gây ăn mòn hoặc đóng cặn trong hệ thống ống nước và các thiết bị gia dụng.
-
Nước trong hồ bơi: Độ pH của nước hồ bơi nên nằm trong khoảng từ 7.2 đến 7.8. Nếu độ pH quá thấp, nước có thể ăn mòn các bề mặt kim loại và gây kích ứng da và mắt. Nếu độ pH quá cao, nước có thể trở nên đục và giảm hiệu quả của chất khử trùng.
-
Nước tưới tiêu: Độ pH của nước tưới tiêu nên được điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cây trồng và đất. Độ pH không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây.
-
Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp cần được điều chỉnh độ pH trước khi xả ra môi trường để tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tránh gây hại cho hệ sinh thái.
-
Ao, hồ nuôi thủy hải sản: Độ pH của nước trong hồ cá hoặc ao nuôi thủy sản cần được duy trì ở mức phù hợp với loài cá hoặc thủy sản nuôi. Độ pH không phù hợp có thể gây ra nhiều bệnh hoặc chết cá.
Điều chỉnh độ pH thường được thực hiện bằng cách thêm các chất axit hoặc kiềm vào nước. Các chất này có thể bao gồm axit sulfuric, axit muriatic, natri bicarbonate, hoặc các hóa chất khác phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể.
Cách giảm độ pH trong nước
Để giảm độ pH trong nước có nhiều cách khác nhau. Trên thực tế, độ pH trong các vùng nước có tình kiềm thấp nhất là 7.2 hoặc cao hơn. Độ pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh không nên cao hơn 6,8 và thấp hơn 5.8. Theo các chuyên gia khuyến cáo nên đo dung dịch thủy canh 2 lần/ngày và 1 tiếng sau khi dung dịch dinh dưỡng mới được cho vào bể chứa nước thủy canh. Sau đây là một cách làm giảm độ pH trong nước được sử dụng phổ biến hiện nay:
Sử dụng axit
Thêm axit là cách giảm độ pH của nước được chuyên gia chia sẻ sử dụng với 5 loại axit cơ bản sau:
- Axit nitric và axit photphoric: 2 loại axit này cực phổ biến và được sử dụng nhiều để làm giảm độ pH trong thủy canh. Axit nitric được nhiều người lựa chọn hơn khi sử dụng nước với nồng độ canxi cao. Axit photphoric cần được điều chỉnh pH nhiều hơn. Nếu rất ít canxi có trong nước thì rất ít axit cần làm giảm độ pH của nước. Vì vậy, cần phân tích nước để xác định axit phù hợp.
- Axit axetic: loại axit được đánh giá an toàn nhất để làm giảm độ pH trong nước nhưng sẽ cần phải sử dụng khối lượng axit nhiều hơn để làm giảm độ pH trong nước thủy canh.
Ngoài ra, axit sulfuric, axit citric cùng là 2 axit được sử dụng để làm giảm độ pH. Khi sử dụng các loại axit và trộn lẫn với nước, cần phải luôn luôn thêm axit vào nước, tuyệt đối không được thêm axit vào thùng chứa trước, sau đó mới thêm nước.
Sử dụng phương pháp tự nhiên
Cách làm giảm độ pH trong nước này vừa đơn giản vừa dễ thực hiện với các phương pháp tự nhiên cụ thể như sau:
- Nước mưa: Để làm giảm độ pH trong nước, người dùng có thể sử dụng nước mưa hòa tan vào nguồn nước có độ pH cao bởi nước mưa có chứa lượng axit nhỏ. Vì thế, người dùng có thể áp dụng cách này cho việc giảm pH trong nước.
- Than bùn: Đây là loại than có màu nâu đen. Người dùng có thể cho trực tiếp vào bộ lọc nước hoặc trực tiếp vào hồ cá có thể giúp giảm pH từ từ. Phương pháp này thường được dùng trong các hệ thống hồ cá.
- Lá bàng: trong lá bàng có chứa lượng axit nhỏ có thể làm giảm độ pH trong nước. Bên cạnh đó, lá bàng còn chứa 1 loại kháng sinh nhỏ giúp cá chống lại bệnh tật.
Cách làm tăng nồng độ pH trong nước
Tăng độ pH trong nước rất cần thiết trong một số trường hợp như như nước uống, nước sinh hoạt, hồ bơi, hồ cá, và các hệ thống công nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để tăng độ pH trong nước:
Thêm chất kiềm
Chất kiềm là hóa chất được sử dụng phổ biến trong việc làm tăng độ pH trong nước. Sau đây là các loại hóa chất được sử dụng phổ biến:
- Naatri bicarbonat (NaHCO₃): Hay còn gọi là baking soda, đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả để tăng pH trong nước uống, hồ bơi và hồ cá.
- Natri carbonate (Na₂CO₃): Thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước công nghiệp và hồ bơi.
- Kali hydroxid (KOH): Sử dụng trong công nghiệp để tăng pH nhanh chóng.
- Canxi hydroxid (Ca(OH)₂): Thường được gọi là vôi ngậm nước, sử dụng trong nông nghiệp và xử lý nước thải.
Sử dụng bộ lọc trung hòa
Nếu độ pH trong nước cao hơn so với tiêu chuẩn, người dùng có thể cân nhắc sử dụng canxi cacbonac. Bộ loc này có tác dụng loại bỏ cặn bã nên khi sử dụng cần thường xuyên rửa để tránh tình trạng gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần nên phải thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.
Tức là việc sử dụng canxi cacbonac: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite hoặc magnesia để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa để tránh tình trạng gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ..
Tuy nhiên để biết được cần giảm hay tăng độ pH trong nước, người dùng cần phải độ pH đang ở mức nào. Người dùng cần trang bị máy đo pH để sử dụng đo độ pH trong nước. Máy đo pH có nhiều loại như máy đo pH để bàn, máy đo pH cầm tay, bút đo pH với các dòng sản phẩm nổi bật như Hanna HI981030, P-3, Hanna HI99192,...
Bài viết này đã chia sẻ cho quý khách các cách làm tăng, giảm độ pH trong nước phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc, muốn tư vấn, hãy liên hệ ngay với THB Việt Nam qua hotline Hà Nội: 0904.810.817 - Hồ Chí Minh: 0979.244.335 hoặc truy cập ngay qua website: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để được giải đáp sớm nhất. Đội ngũ nhân viên của THB Việt Nam luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn