0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiệu quả

Admin 2 năm trước 254 lượt xem

    Đồng hồ vạn năng đã trở nên quen thuộc đối với những ai đang làm trong ngành điện, điện tử. Sản phẩm này bao gồm 4 chức năng chính là đo điện trở, điện áp AC/DC, đo dòng điện. Với khả năng đo nhanh cùng độ chính xác cao, đây là thiết bị đáng để bạn nên sở hữu.

    Đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều

    Đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều

    Di chuyển núm vặn về thang đo AC, nên nhớ hãy để thang AC cao hơn so điện áp cần đo 1 nấc.

    Ví dụ nếu bạn muốn đo điện áp AC 220V, hãy đặt thang đo ở vị trí AC 250V. Việc để thang đo thấp hơn mức điện áp cần đo có thể khiến kim đồng hồ đo bị lệch, nếu để thanh quá cao có thể khiến kết quả khó chính xác.

    Trong quá trình thao tác, người dùng cần đảm bảo tuân thủ các lưu ý sau đây:

    • Không để thang đo điện trở hay dòng điện khi đo điện áp xoay chiều, nếu nhầm thiết bị sẽ bị hỏng ngay lập tức.
    • Cần đảm bảo chọn đúng thang đo. Viêc để thang đo điện áp DC mà đo nguồn AC, kim đồng hồ sẽ không chỉ thị hoặc ảnh hưởng đến đồng hồ đo.

    Đo điện áp 1 chiều DC bằng đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng đo dòng điện 1 chiều

    Điện áp 1 chiều được ký hiệu là DCV trên thiết bị đo điện. Khi thực hiện, hãy chuyển sang thang đo DC.

    Khi đo, đặt que đỏ vào cực dương và que đen vào cực âm nguồn. Nên nhớ, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ, nếu muốn đo điện áp DC 110V hãy để DC ở dải 150V. Tránh để quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến kết quả đo không được chính xác.

    Lưu ý:

    • Nếu để sai thang đo, đo áp 1 chiều nhưng lại để ở thang xoay chiều, đồng hồ vạn năng sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC.

    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng cũng không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo cách thực hiện với các bước dưới đây:

    • Bước 1: Di chuyển đồng hồ vạn năng đến thang đo dòng điện, nên chọn mức đo dòng cao nhất.
    • Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương và que đen về chiều âm. Nếu kim quá thấp, hãy giảm thang đo.
    • Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
    • Bước 4: Tắt nguồn điện ở các mạch thí nghiệm.
    • Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
    • Bước 6: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
    • Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

    Trên đây là cách sử dụng một số chức năng trên đồng hồ vạn năng, hi vọng bạn có thể sử dụng nhanh chóng, hiệu quả.

    254 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn